Thành phố, khách sạn, điểm đến14-15 Nov, 2 Khách, 1 đêm
Tìm kiếm
Ngày đến Thu, Nov 14
1
Ngày vềFri, Nov 15
Số phòng, số khách1 phòng, 2 người lớn, 0 trẻ em

Công dụng của Sutreme

Bởi: Minprice.com
26/03/20240like

Nội dung bài viết
  • 1. Tác dụng của Sutreme
  • 2. Liều dùng và cách sử dụng Sutreme
  • 3. Tác dụng phụ của Sutreme
  • 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Sutreme
  • Sutreme là một loại thuốc thảo dược, bao gồm hỗn hợp dịch chiết từ cây phong lữ 11% trong Ethanol và Glycerin. Sutreme được dùng để điều trị các vấn đề về đường hô hấp theo chỉ định của bác sĩ.

    1. Tác dụng của Sutreme

    Thành phần của thuốc Sutreme gồm:

    • Hỗn hợp dịch chiết phong lữ (Extractum Pelargonium sidoides) 11% trong Ethanol (1→ 8 ~ 10) và Glycerin (8:2).
    • Tá dược: D-Sorbitol solution, Maltitol solution, betadex, potassium sorbate, citric acid hydrate, strawberry flavor 6228-C , cherry flavor và nước tinh khiết vừa đủ gói 9 ml.

    Thuốc được đóng gói trong gói nhôm có màu vàng nâu hoặc nâu nhạt, hương anh đào và có vị ngọt, mỗi hộp chứa 30 gói.

    Dịch chiết phong lữ chứa các polyphenol, protein, khoáng chất và một ít 7-hydroxycoumarin. Khác với các thuốc chống đông máu coumarin, 7-hydroxycoumarin trong dịch chiết phong lữ không liên quan đến tác dụng chống đông máu.

    Qua nhiều nghiên cứu, dịch chiết phong lữ có nhiều cơ chế tác động khác nhau. Đầu tiên, dịch chiết này có tác dụng trong các bệnh lý do vi rút bằng cách ngăn chặn quá trình phá hủy tế bào của vi rút. Nó cũng tăng tiết các peptid kháng sinh từ bạch cầu hạt trung tính, kích thích miễn dịch thông qua sinh các yếu tố tumornecrosis và nitric oxide, tăng tổng hợp interferon-b và kiềm hãm sự phát triển của vi rút trong cơ thể.

    Dịch chiết phong lữ chỉ tác động lên vi rút, không có tác dụng chống lại vi khuẩn. Nhưng nhờ khả năng kích thích co thắt đường hô hấp, dịch chiết này hỗ trợ các thuốc ho trong các trường hợp viêm đường hô hấp cấp.

    Thuốc Sutreme được chỉ định trong các trường hợp:

    • Bệnh nhân bị viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi...
    • Cải thiện triệu chứng khi cảm lạnh, cảm cúm.
    • Bệnh nhân bị sưng yết hầu.

    Thuốc Sutreme không nên sử dụng trong các trường hợp:

    • Người có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc ức chế đông máu.
    • Bệnh nhân có bệnh lý về gan, thận.
    • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

    2. Liều dùng và cách sử dụng Sutreme

    Cách sử dụng:

    • Thuốc Sutreme được đóng gói trong gói nhôm và dùng bằng đường uống.
    • Bệnh nhân xé đầu gói và uống siro bên trong. Nên sử dụng sau bữa ăn 30 phút để tăng hấp thu.
    • Nên duy trì điều trị thêm 2 – 3 ngày sau khi hết triệu chứng để giảm nguy cơ tái phát.

    Liều dùng cụ thể của thuốc Sutreme như sau:

    • Trẻ từ 1 - 6 tuổi: uống 1.5-3ml/ lần, ngày 3 lần.
    • Trẻ từ 6 - 12 tuổi: uống 3-6ml /lần, ngày 3 lần.
    • Người từ 12 tuổi trở lên: uống 6-9ml/ lần, ngày 3 lần.

    Không nên sử dụng Sutreme quá 3 lần/ ngày.

    3. Tác dụng phụ của Sutreme

    Bệnh nhân khi sử dụng thuốc Sutreme có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:

    • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau dạ dày, tiêu chảy, ợ nóng, chảy máu nướu
    • Phản ứng quá mẫn: nổi mề đay, phát ban, ngứa da hoặc niêm mạc, phù mặt, khó thở
    • Huyết học: giảm tiểu cầu ở những bệnh nhân có bệnh tiềm ẩn

    Khi gặp các tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị Sutreme, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn xử trí phù hợp.

    4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Sutreme

    • Thận trọng ở bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chống đông vì Sutreme có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các yếu tố đông máu, từ đó tăng nguy cơ chảy máu.
    • Khi có các triệu chứng tổn thương gan như chán ăn, vàng da, nước tiểu vàng sậm, phân bạc màu, đau bụng phải ngưng thuốc ngay lập tức.
    • Nếu bệnh nhân tiếp tục sốt hoặc triệu chứng nặng hơn sau khi sử dụng thuốc Sutreme cần thông báo và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
    • Sử dụng quá liều Sutreme có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc. Bệnh nhân không tự ý giảm liều hay ngưng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
    • Sử dụng thuốc Sutreme không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
    • Bảo quản thuốc trong hộp kín, nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời, dưới 30 độ. Vì Sutreme là thuốc có nguồn gốc thảo dược, trong quá trình bảo quản có thể thấy dịch có màu hơi đục sau một thời gian, tuy nhiên điều này ít ảnh hưởng đến hiệu quả và sự an toàn của thuốc. Tương tự, mùi vị cũng có thể thay đổi chút.
    • Gói thuốc nhôm sau khi đã mở ra nên sử dụng hết trong ngày, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong thời gian này và phải gói kĩ miệng túi để tránh sự xâm nhập vi khuẩn và đổ siro ra ngoài.

    Trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng thuốc Sutreme, người bệnh nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng cũng như tuân thủ đúng chỉ định và liều dùng để đảm bảo hiệu quả điều trị, phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

    \nĐể đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số\nHOTLINE\nhoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.\nTải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyMinprice để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.\n