Thành phố, khách sạn, điểm đến11-12 Dec, 2 Khách, 1 đêm
Tìm kiếm
Ngày đến Wed, Dec 11
1
Ngày vềThu, Dec 12
Số phòng, số khách1 phòng, 2 người lớn, 0 trẻ em

Hướng dẫn chăm sóc vết bỏng

Bởi: Minprice.com
26/03/20240like

Nội dung bài viết
  • Phân loại bỏng theo mức độ
  • Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bỏng
  • 3. Chú ý khi sử dụng thuốc bôi
  • Điều trị bỏng thông qua việc sử dụng thuốc thường được áp dụng với bỏng cấp độ 2. Tuy nhiên, cách sử dụng thuốc điều trị bỏng để vết thương mau lành và không nhiễm trùng không phải ai cũng biết.

    Phân loại bỏng theo mức độ

    Một trong những tai nạn phổ biến trong cuộc sống là bị bỏng, ví dụ như bỏng nước sôi, bỏng thức ăn, bỏng điện, ... Tùy thuộc vào mức độ bỏng sẽ có phương pháp điều trị khác nhau để vết bỏng mau phục hồi và không để lại sẹo.

    Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bỏng được phân loại thành các cấp sau:

    • Cấp 1: Da đỏ và chỉ sưng nhẹ, không phồng rộp, ít để lại sẹo.
    • Cấp 2: Bỏng da, lớp mô da ở trong dày lên.
    • Cấp 3: Da bị tổn thương sâu vào trong khiến dây thần kinh bị tê liệt. Da bị bỏng có màu đen xám hoặc trắng.
    • Cấp 4: Da bị tổn thương sâu đến xương và gân.

    Trong 4 cấp độ nêu trên, bỏng cấp 1 và 2 có thể điều trị được tại nhà, vết bỏng có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, bỏng cấp 3 và 4 cần được điều trị tại bệnh viện, vì đây là tình trạng bỏng rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thần kinh và xương.

    Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bỏng

    Tùy thuộc vào cấp độ bỏng, cách điều trị sẽ khác nhau. Đối với bỏng cấp độ 1 và 2, người bị bỏng có thể tự sử dụng thuốc trị bỏng tại nhà để chăm sóc và điều trị vết thương.

    Đối với bỏng nhẹ cấp độ 1, da chỉ ửng đỏ nhẹ thì nha đam (hay còn gọi là lô hội) là “thuốc” trị bỏng rất hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nên sử dụng gel bôi có chiết xuất 100% từ nha đam để bôi lên chỗ bị bỏng.

    Đối với bỏng cấp độ 2, việc điều trị và sử dụng thuốc trị bỏng cần có hướng dẫn của bác sĩ như sau:

    • Bước 1: Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý để loại bỏ phần da chết và vi khuẩn trên da.
    • Bước 2: Bôi một lớp kem mỏng bạc sulfadiazine 1% lên chỗ bị bỏng để ngăn nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Lưu ý, nên dùng dụng cụ đã được vô trùng để bôi thuốc trị bỏng. Nếu phải bôi lớp kem dày, nên sử dụng que đè lưỡi để lấy kem và bôi.
    • Bước 3: Dùng miếng gạc vô trùng để đắp lên vết bỏng. Hoặc có thể sử dụng miếng gạc đã được tẩm thuốc để đắp thẳng lên chỗ bị bỏng sau khi đã được làm sạch bằng nước muối sinh lý. Việc sử dụng gạc tẩm thuốc sẵn có ưu điểm là không gây dính, vết thương mau lành, thay băng dễ dàng.
    • Bước 4: Trường hợp vết bỏng bị chảy nhiều dịch, sau khi bôi thuốc trị bỏng, có thể đắp thêm một lớp bông hoặc gạc sạch rồi dùng băng thun cố định lại. Tiến hành bôi thuốc và thay gạc 2 lần/ngày. Lưu ý khi chăm sóc vết bỏng là nên kéo căng da nhẹ nhàng để vùng da bị bỏng không co rút lại và gây hạn chế trong cử động. Có thể thực hiện động tác kéo căng da 10 lần/ngày. Ngừng bôi thuốc bỏng và bằng chỗ bị thương sau khi lớp da bị bỏng bong tróc ra và lớp da non có màu hồng đỏ xuất hiện.

    3. Chú ý khi sử dụng thuốc bôi

    Nếu bôi thuốc trị bôi lên vùng da bị bỏng có diện tích lớn, có thể làm thay đổi hoặc tăng tác dụng của một số loại thuốc khác khi uống như thuốc chống động kinh, hạ đường huyết, ...

    Do đó, cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu của người bị bỏng, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường hoặc động kinh để điều chỉnh liều dùng thuốc bôi kịp thời. Nếu không, có thể khiến các bệnh lý tiến triển thành mãn tính.

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi, để vết bỏng mau lành, người bị thương cũng có thể bổ sung thêm các loại vitamin như C, E. Đặc biệt, khi lớp da bỏng bong ra và xuất hiện lớp da non, có thể bôi vitamin E lên vết bỏng.

    Cách sử dụng thuốc bôi bao gồm 4 bước: rửa sạch vùng da bị bỏng bằng nước muối sinh lý, sau đó bôi thuốc bôi rồi dùng miếng gạc vô trùng để đắp lại. Trường hợp vết bỏng chảy dịch nhiều, có thể đắp thêm một lớp bông hoặc gạc sạch để thấm hút dịch, sau đó cố định bằng băng.