Thành phố, khách sạn, điểm đến11-12 Oct, 2 Khách, 1 đêm
Tìm kiếm
Ngày đến Fri, Oct 11
1
Ngày vềSat, Oct 12
Số phòng, số khách1 phòng, 2 người lớn, 0 trẻ em

Không làm sao khi gặp tình trạng ho có đờm kéo dài?

Bởi: Minprice.com
26/03/20240like

Nội dung bài viết
  • 1. Ho có đờm do nguyên nhân nào?
  • 2. Cách xử lý khi gặp tình trạng ho có đờm kéo dài?
  • Bài viết được tham khảo chuyên môn từ Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật - Khoa Nội khoa & Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Minprice Đà Nẵng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh lý Hô hấp.

    Ho có đờm thường xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng ho có đờm kéo dài mà không khỏi là dấu hiệu của các vấn đề về đường hô hấp. Cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra ho có đờm kéo dài để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp.

    1. Ho có đờm do nguyên nhân nào?

    Đờm là chất lỏng tiếtra ở đường hô hấp bao gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, và các chất độc hại khác từ khí phế quản, phế nang, họng, xoang trán, và mũi. Các bệnh nhân có thể mắc các vấn đề như viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản, nhồi máu phổi, viêm phổi, hoặc hen phế quản...

    Ho có đờm có thể được đánh giá là bệnh cấp tính hoặc mãn tính, tùy thuộc vào thời gian triệu chứng kéo dài. Ho kéo dài hơn 3 tuần thường được xem xét là bệnh mãn tính.

    Nguyên nhân của ho có đờm thường là những vấn đề như viêm nhiễm, nhưng nếu không được điều trị hiệu quả, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này có thể là dấu hiệu của các vấn đề nặng như:

    • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Gây khó thở vì đường thở bị hẹp, và khiến tình trạng ho có đờm kéo dài trở nên nặng nề hơn, đặc biệt vào buổi sáng.
    • Bệnh lao phổi: Gây ho có đờm kéo dài, đôi khi có máu, đau ngực, và khó thở. Nếu không được điều trị đúng, bệnh có thể gây áp xe phổi với các ổ mủ tại phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và thậm chí tử vong.
    • Bệnh giãn phế quản thể ướt: Gây ho có đờm kéo dài và thường xuyên khạc nhổ.

    Ho có đờm cấp tính thường xuất hiện ở người lớn trong các bệnh cấp tính như cảm lạnh, viêm họng mũi, viêm amidan, và viêm xoang...

    Ho có đờm lâu ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

    2. Cách xử lý khi gặp tình trạng ho có đờm kéo dài?

    Người bệnh khi bị ho có đờm không nên tự mua thuốc và tự chữa trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc này có thể làm tăng nguy cơ làm tổn thương hệ thống hô hấp và gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

    Đồng thời, để ngăn chặn tình trạng ho có đờm tái phát, người bệnh cần chú ý đến chế độ sinh hoạt như:

    • Tăng cường vận động, nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa các yếu tố gây bệnh cho hệ hô hấp
    • Giảm tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
    • Tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác
    • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng, bổ sung rau củ, vitamin...
    Tăng cường thể dục thể thao, tăng sức đề kháng cho cơ thể trước tác nhân gây bệnh cho hệ hô hấp

    Ho có đờm kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, tình trạng này có thể đưa đến nhiều rủi ro cho sức khỏe. Khi gặp triệu chứng ho có đờm kéo dài không khỏi, việc quan trọng là cần thăm bác sĩ chuyên khoa hô hấp hoặc nội tổng hợp để xác định nguyên nhân chính xác và nhận định liệu pháp điều trị phù hợp, hiệu quả để kết thúc tình trạng ho có đờm kéo dài.

    Chú ý không nên tự y áp dụng các biện pháp điều trị cho trẻ mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Hành động này có thể làm tăng nguy cơ làm tổn thương sức khỏe của trẻ.

    \nĐể đặt lịch hẹn tại viện, Quý vị vui lòng gọi đến\nHOTLINE\nhoặc thực hiện đặt lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.\nSử dụng và quản lý lịch hẹn dễ dàng với ứng dụng MyMinprice để theo dõi, quản lý lịch hẹn mọi lúc, mọi nơi ngay trên điện thoại của bạn.\n