Thành phố, khách sạn, điểm đến03-04 Jan, 2 Khách, 1 đêm
Tìm kiếm
Ngày đến Fri, Jan 03
1
Ngày vềSat, Jan 04
Số phòng, số khách1 phòng, 2 người lớn, 0 trẻ em

Làm thế nào con người có thể cứu tê giác trắng thoát khỏi sự tuyệt chủng, khi chỉ còn lại 2 con trên trái đất

Bởi: Minprice.com
16/04/20240like

Nội dung bài viết
  • Dấu chấm hết cho loài
  • Lí do tê giác trắng phương Bắc gần như tuyệt chủng
  • Phương pháp lưu trữ tê giác
  • Mục tiêu: Tê giác con ra đời vào năm 2024
  • Vấn đề về huyết thống
  • Lý do phản đối BioRescue
  • Như mọi ngày khác tại khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya, dưới bầu trời rộng lớn của châu Phi, 2 con tê giác phương bắc cuối cùng trên Trái đất vẫn đi dạo và sinh hoạt dưới sự giám sát của các vệ sĩ có vũ trang - những người chịu trách nhiệm bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn bắn suốt ngày đêm.Tên của 2 mẹ con tê giác này là Najin và Fatu, cả hai đều là cái. Chúng không thể sinh sản tự nhiên, vì không còn con đực nào để chúng giao phối. Điều này khiến loài tê giác trắng phương Bắc được coi là đã tuyệt chủng. Hoặc như các nhà khoa học gọi là “tuyệt chủng chức năng” hay một số người mô tả Najin và Fatu là “những con tê giác chết biết đi”.

    Dấu chấm hết cho loài


    Trong nhiều thập kỷ vừa qua, Najin và Fatu đã được coi như là dấu chấm hết cho loài tê giác trắng phương Bắc. Nhưng bây giờ, mọi thứ đã thay đổi. Trong suốt 7 năm qua, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã nghiên cứu để đưa loài này trở lại từ bờ vực của sự tuyệt chủng. BioRescue là một trong số đó. Dự án khoa học thú y kết hợp với sinh học tế bào để tạo ra “tê giác trong ống nghiệm”. Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, tê giác con có thể chào đời chỉ trong vài năm tới.


    “Chúng tôi đang hy vọng vào điều này. Nhưng thách thức lớn nhất không phải là việc tạo ra những con tê giác con, mà chính là làm dịu sự phản đối của những nhà phê bình, cho rằng việc này không nên được thực hiện từ đầu.” - Giáo sư Thomas Hildebrandt từ Viện Nghiên cứu Vườn thú và Động vật hoang dã Leibniz chia sẻ.

    Lí do tê giác trắng phương Bắc gần như tuyệt chủng


    Vào đầu thế kỷ 20, tê giác trắng phương Bắc từng là loài phổ biến trên các thảo nguyên ở phía đông và trung tâm châu Phi. Tuy nhiên, nạn săn bắn, phá huỷ môi trường sống và xung đột vũ trang đã làm suy giảm quần thể tê giác một cách nghiêm trọng. Đến những năm 1980, chỉ còn 15 cá thể tự nhiên.



    Khi nhận ra tình trạng này, các nhà bảo tồn hy vọng rằng việc nuôi dưỡng kiểm soát có thể thúc đẩy sự phát triển của quần thể. Tuy nhiên, trong thực tế, tê giác trắng phương Bắc không thể sinh sản tốt trong môi trường nuôi nhốt và con đực cuối cùng, gọi là Sudan, đã qua đời vào năm 2018.

    Phương pháp lưu trữ tê giác


    Sudan là một trong những con tê giác phương Bắc đã được thu thập và lưu trữ tinh dịch trong đông lạnh. Đây là quy trình tinh tế, được thực hiện khi tê giác được gây mê hoàn toàn, sử dụng ít xung điện nhẹ để kích thích tuyến tiền liệt. Giáo sư Hildebrandt đã phát triển và cải tiến phương pháp này để quá trình diễn ra nhanh chóng, không gây đau đớn và thành công.



    Mỗi 3 tháng, Hildebrandt sử dụng một cây kiếm dài khoảng 1m thụt qua đường trực tràng của Fatu, chọc thủng buồng trứng và sau đó hút những quả trứng chưa trưởng thành, còn được gọi là tế bào trứng.

    “Thực sự căng thẳng vì chúng tôi chỉ có 2 giờ để hoàn thành tất cả khi Fatu đang dưới tình trạng mê. Khi thuốc mê ngừng tác dụng, Fatu có thể tỉnh dậy trong vòng vài phút mà không gặp vấn đề gì”.

    Mục tiêu: Tê giác con ra đời vào năm 2024


    Vấn đề nằm ở việc chọn con tê giác cái nào. Cả Najin và Fatu đều không phù hợp. Chân sau của Najin quá yếu để mang thai và Fatu gặp vấn đề với tử cung. May mắn, tê giác trắng phương Bắc có họ hàng gần với tê giác trắng phương Nam, loài được xếp vào danh sách “sắp bị đe doạ” của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Hiện chỉ còn khoảng 16000 con tê giác trắng phương Nam sống ở châu Phi. Trong đó có 39 con ở Ol Pejeta, 2 trong số đó được chọn để tham gia chương trình dịch mang thai thay thế.



    Quá trình mang thai kéo dài khoảng 18 tháng, vì vậy nếu mọi việc suôn sẻ, tê giác con có thể ra đời sau năm 2024. Nếu tìm được nhiều con mang thai hơn, sẽ có nhiều tê giác con hơn được sinh ra trong tương lai.

    Vấn đề về huyết thống


    Tất cả các vấn đề đều bắt nguồn từ việc có quá ít con cái và vài con đực. Do đó, tê giác con sẽ là anh chị em ruột hoặc anh chị em cùng mẹ khác cha. Chúng sẽ không được phép giao phối với nhau do vấn đề cận huyết. Để tạo ra những phôi khoẻ mạnh và đa dạng về di truyền, các nhà khoa học cần có nhiều trứng và tinh trùng từ các tê giác khác, không có mối quan hệ huyết thống.



    Trong hơn 40 năm, các nhà bảo tồn đã thu thập và đông lạnh tế bào sống từ tất cả các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Các tế bào này được lưu trữ tại “Frozen Zoo” do Liên minh động vật Hoang dã Sở thú San Diego quản lý, với hơn 70.000 mẫu từ hơn 700 loài, bao gồm cả tế bào da của 12 con tê giác trắng phương Bắc khác nhau.

    Nghiên cứu đã chứng minh rằng trứng và tinh trùng của tê giác có thể được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, sử dụng các tế bào da đã đông lạnh từ nhiều năm trước. Điều này có nghĩa là khi Fatu không còn khả năng đóng góp tế bào trứng, vẫn còn nguồn trứng khác sẵn có.

    Lý do phản đối BioRescue


    Lý do chính mà nhóm phản đối là vì chương trình BioRescue quá tốn kém, chủ yếu được tài trợ bởi Bộ Khoa học Đức, với khoản tiền xấp xỉ 6 triệu euro. Số tiền này có thể được sử dụng hiệu quả hơn trong việc bảo vệ các loài tê giác khác, như tê giác đen ở châu Phi hoặc tê giác Ấn Độ ở châu Á. Những loài này cũng đang đối mặt với nguy cơ suy giảm quần thể, nhưng chưa đến mức cần phải áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để cứu giúp chúng.



    Một lập luận khác là BioRescue có thể tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, là con người có thể cảm thấy thoải mái khi để các loài suy giảm đến bờ vực tuyệt chủng, vì sau đó có thể khôi phục chúng trở lại.

    “Cần nhớ rằng điều này không thể thực hiện thường xuyên cho từng loài, vì nó quá tốn kém.”



    Nhiều người cảm thấy rằng nên để tự nhiên diễn ra, tức là để loài tê giác trắng phương Bắc tự nhiên tiến đến việc tuyệt chủng. Họ cho rằng cố gắng can thiệp sẽ là việc đánh đập tạo phép mà không có sự can thiệp của Chúa. Nhà đạo đức học - Giáo sư Ronald Sandler, tuy nhiên, lập luận rằng BioRescue cũng chỉ là một trong những giải pháp con người áp dụng để khắc phục những thiệt hại mà chúng ta đã gây ra, tương tự như các phương pháp bảo tồn truyền thống như nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt, tạo ra các khu bảo tồn và bảo vệ các loài khỏi nạn sản trộm.

    Theo BBC Science