Thành phố, khách sạn, điểm đến22-23 Oct, 2 Khách, 1 đêm
Tìm kiếm
Ngày đến Tue, Oct 22
1
Ngày vềWed, Oct 23
Số phòng, số khách1 phòng, 2 người lớn, 0 trẻ em

Những điều cần chú ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm xoang sàng sau

Bởi: Minprice.com
26/03/20240like

Nội dung bài viết
  • 1. Bệnh viêm xoang sàng sau có nguy hiểm không?
  • 2. Các loại thuốc điều trị viêm xoang sàng sau
  • Viêm xoang sàng sau là một trong những bệnh lý khó chữa trị hoàn toàn và có thể gây nhiều tác động đến sức khỏe của người bệnh. Sử dụng thuốc trị viêm xoang sàng sau theo đúng cách là biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

    1. Bệnh viêm xoang sàng sau có nguy hiểm không?

    Viêm xoang sàng sau là tình trạng viêm nhiễm ở xoang mũi sàng sau (nằm phía sau xoang sàng trước) do vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh tấn công qua đường mũi. Tình trạng này gây sưng viêm niêm mạc bao phủ bề mặt của xoang sàng sau, làm tắc nghẽn và gây viêm dịch mủ, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau âm ỉ, chảy dịch mũi, tắc mũi...

    2. Các loại thuốc điều trị viêm xoang sàng sau

    Việc điều trị viêm xoang sàng sau bao gồm cả điều trị tại chỗ và toàn thân. Điều trị tại chỗ nhằm đảm bảo thông thoáng mũi - xoang và loại bỏ chất tiết ứ đọng trong xoang. Tùy theo tình trạng, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi, xông hơi mũi hoặc phun khí dung mũi. Điều trị toàn thân bao gồm sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh và kiểm soát các yếu tố cơ địa như dị ứng, trào ngược dạ dày - thực quản,...

    Các thuốc chữa viêm xoang sàng sau thường gặp bao gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc xịt mũi và thuốc chống dị ứng. Khi sử dụng, người bệnh cần kiểm tra kỹ thành phần để tránh dị ứng và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

    • Thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang sàng sau do vi khuẩn

    Với bệnh viêm xoang sàng sau do vi khuẩn, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Kháng sinh Penicillin tổng hợp giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm mô xoang, giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

    Nếu bệnh nhân dị ứng với Penicillin, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các thuốc kháng sinh chứa sulfur như Trimethoprim, Sulfamethoxazole và Bactrim. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong khoảng 14 - 21 ngày (tùy theo mức độ nhiễm trùng) để điều trị viêm nhiễm ở mô xoang.

    Trong trường hợp viêm xoang tái phát nhiều lần hoặc trở thành viêm xoang mãn tính, vi khuẩn có thể trở nên kháng kháng sinh Penicillin và sulfur. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng nhóm kháng sinh cephalosporin.

    Các loại kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời,... Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu dị ứng như ngứa da, phát ban, sưng họng,... để được chuyển sang loại kháng sinh khác.

    • Thuốc xịt mũi trị viêm xoang chứa corticoid

    Nhóm thuốc trị viêm xoang sàng sau này thường dùng cho cả bệnh cấp tính và mãn tính. Các loại thuốc chứa dẫn xuất corticoid như Beclomethasone, Fluticasone, Triamcinolone, Mometasone,... ức chế viêm niêm mạc, giúp thông mũi trong thời gian ngắn sau khi sử dụng và kháng dị ứng dựa trên cơ chế ức chế miễn dịch.

    Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc xịt mũi chứa corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, kích ứng niêm mạc mũi, đau đầu, chảy máu cam,...

    • Thuốc trị viêm xoang sàng sau: Thuốc co mạch dạng xịt mũi

    Thuốc Naphazolin, Xylometazolin, Pseudoephedrine,... dạng xịt mũi được sử dụng phổ biến hơn dạng uống. Thuốc giúp cải thiện triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở do ứ đọng dịch ở mô xoang sau chỉ sau 1 - 3 phút sử dụng.

    Tuy nhiên, nhóm thuốc này có hạn chế là có nguy cơ nhờn thuốc cao hơn so với thuốc dạng uống. Ngoài ra, có thể gây ra các tác dụng phụ như khô mũi, loét mũi, giãn đồng tử ở trẻ nhỏ,... Bệnh nhân cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

    • Thuốc kháng nấm trị viêm xoang sàng sau do nấm men

    Các thuốc kháng nấm như Voriconazole, Amphotericin B được sử dụng trong trường hợp viêm xoang do nhiễm nấm hoặc bội nhiễm nấm. Tuy nhiên, không nên sử dụng với bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc và người mắc hội chứng porphyrin niệu cấp tính.

    • Thuốc nhỏ mũi chứa kháng histamin H1

    Ngoài các thuốc kháng histamin H1 dạng uống, người bệnh có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc dạng xịt thường chứa hoạt chất Azelastine, được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng,...

    Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, đặc biệt với những bệnh nhân có tiểu đường, cao huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt, xơ cứng động mạch, cường giáp,...

    Có nhiều loại thuốc trị viêm xoang sàng sau. Khi sử dụng, người bệnh cần tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm.