Bệnh tăng nhãn áp hay còn được gọi là bệnh thiên đầu thống, cườm nước hay bệnh glaucoma. Đây là một bệnh liên quan đến dây thần kinh thị giác - dây thần kinh chịu trách nhiệm truyền hình ảnh từ mắt đến não. Bệnh tăng nhãn áp không thể chữa khỏi và không thể phục hồi tổn thương. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn các tổn thương cho thị lực.
1. Bệnh tăng nhãn áp là gì?
Thủy dịch trong suốt ở phần trước mắt có tác dụng nuôi dưỡng và tạo hình dạng cho mắt. Mắt sẽ liên tục sản xuất thủy dịch và thoát ra ngoài qua hệ thống cố định và giữ cho áp suất trong mắt hay còn được gọi là nhãn áp hoặc IOP ở mức ổn định.
Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân mà hệ thống này không hoạt động bình thường, chất lỏng sẽ chảy khỏi mắt rất chậm và gây ra tích tụ, dẫn đến tình trạng tăng áp suất bên trong mắt hay còn gọi là tăng nhãn áp hay còn được biết đến với tên bệnh Glaucoma.
Hai loại tăng nhãn áp phổ biến:
- Tăng nhãn áp góc mở: khi thủy dịch không chảy ra ngoài như bình thường dù cấu trúc dẫn lưu trong mắt vẫn hoạt động ổn định. Đây còn được gọi là bệnh tăng nhãn áp âm thầm và thường không xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng nào, ngay cả khi đã bị mất thị lực nhẹ. Thông thường chỉ được phát hiện khi ở giai đoạn nghiêm trọng của bệnh hoặc phát hiện khi người bệnh đi khám mắt vì một nguyên nhân khác.
- Tăng nhãn áp góc đóng: Thủy dịch không thể thoát ra ngoài như bình thường do không gian thoát nước giữa mống mắt và giác mạc trở nên quá hẹp gây ra ảnh hưởng làm áp suất trong mắt tăng đột ngột. Do đó, người bệnh có thể đột ngột bị đau và giảm thị lực.
2. Nguyên tắc trong điều trị bệnh tăng nhãn áp
Mục tiêu của điều trị bệnh tăng nhãn áp là làm giảm nhãn áp nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình mất thị lực.
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn hay phục hồi tổn thương mà bệnh tăng nhãn áp gây ra. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể bảo vệ dây thần kinh thị giác, đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm dẫn đến mù lòa.
Mục tiêu của điều trị bệnh tăng nhãn áp là làm giảm nhãn áp nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình mất thị lực.
Cách điều trị bệnh tăng nhãn áp phổ biến nhất là giảm nhãn áp bằng cách sử dụng thuốc điều trị tăng nhãn áp. Nếu sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mắt, điều trị bằng laser. Bác sĩ có thể kết hợp các biện pháp này để đạt hiệu quả tốt nhất, tùy thuộc vào loại bệnh, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người.
3. Các loại thuốc điều trị tăng nhãn áp thường được sử dụng
Thuốc điều trị tăng nhãn áp hiện nay bao gồm các loại thuốc nhỏ mắt và thuốc uống. Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống.
3.1. Thuốc nhỏ mắt
- Prostaglandin: thuốc thường được chỉ định một lần mỗi ngày để giảm áp suất trong mắt. Thuốc này có thể thay đổi màu của mống mắt và kích thước lông mi.
- Thuốc chẹn beta: lựa chọn đầu tiên để điều trị tăng nhãn áp, có thể gây tác dụng phụ ở tim, phổi, tiểu đường hoặc tâm lý.
- Thuốc chủ vận alpha-adrenergic: giảm tốc độ tiết dịch và có thể gây giãn đồng tử, đỏ mắt và ngứa mắt.
- Thuốc ức chế carbonic anhydrase (CAI): giảm tốc độ tiết dịch, có thể gây nóng rát và đỏ mắt.
- Hợp chất epinephrine: giảm tốc độ tiết dịch và tăng thoát dịch khỏi mắt.
- Thuốc kết hợp: giải pháp thay thế thuận tiện và giảm tiếp xúc với chất bảo quản.
- Nước mắt nhân tạo: sử dụng để giảm khô mắt và tổn thương bề mặt mắt.
3.2. Thuốc uống
Nếu thuốc nhỏ mắt không giảm áp suất mắt đủ, bác sĩ có thể kê thuốc uống chứa ức chế carbonic anhydrase. Tác dụng phụ có thể gây ngứa rát, trầm cảm, đau bụng và giảm cân.
4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tăng nhãn áp
- Thuốc điều trị tăng nhãn áp ở dạng nhỏ mắt hoặc uống rất quan trọng là tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. Đặt lời nhắc uống thuốc trên điện thoại di động để nhớ giờ uống.
- Sau khi nhỏ thuốc tăng nhãn áp vào mắt, nhắm mắt 1-2 phút và ấn nhẹ vào khóe mắt gần mũi để giảm tác dụng không mong muốn.
- Ghi lại ngày mở lọ và ngày hết hạn sử dụng theo hướng dẫn bác sĩ.
- Thuốc không chứa chất bảo quản thích hợp cho người có kích ứng mắt.
- Thực hiện đúng đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng.
- Hạn chế caffeine vì có thể làm tăng nhãn áp.
- Nghỉ ngơi và tập thể dục đều đặn, kiểm soát yếu tố nguy cơ tim mạch.
- Đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng thiết bị điện tử hoặc khi ở ngoài trời.
- Thư giãn để giảm căng thẳng, kiểm tra định kỳ để nắm bắt tình trạng bệnh lý.
Hy vọng thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc tăng nhãn áp. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng hiệu quả.