Thành phố, khách sạn, điểm đến02-03 Jan, 2 Khách, 1 đêm
Tìm kiếm
Ngày đến Thu, Jan 02
1
Ngày vềFri, Jan 03
Số phòng, số khách1 phòng, 2 người lớn, 0 trẻ em

Những điều cần nhớ khi sử dụng Nitrofurantoin

Bởi: Minprice.com
26/03/20240like

Nội dung bài viết
  • 1. Nitrofurantoin là loại thuốc gì?
  • 2. Liều lượng và cách sử dụng Nitrofurantoin
  • 3. Tác dụng phụ khi sử dụng Nitrofurantoin
  • 4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Nitrofurantoin
  • Nitrofurantoin là loại thuốc chứa dẫn chất nitrofuran, được dùng để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu và chỉ sử dụng trong khoảng 5 - 7 ngày. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng khi sử dụng Nitrofurantoin.

    1. Nitrofurantoin là loại thuốc gì?

    Hoạt chất chính trong thuốc là Nitrofurantoin, được sử dụng để kháng khuẩn đường tiết niệu. Thuốc có các dạng như sau:

    • Viên nén: Nitrofurantoin 50mg, Nitrofurantoin 100mg;
    • Viên nang: Nitrofurantoin 25mg, Nitrofurantoin 50mg hoặc thuốc Nitrofurantoin 100mg;
    • Hỗn dịch: Nitrofurantoin 25mg/ml.

    Chỉ định sử dụng Nitrofurantoin:

    • Đây là thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị viêm bàng quang do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra ở nữ giới (trên 6 tuổi). Người bệnh không nên dùng các loại kháng sinh khác.
    • Thuốc Nitrofurantoin uống được sử dụng cấp cứu cho bệnh nhân có tiền sử viêm bàng quang.

    Chống chỉ định sử dụng Nitrofurantoin:

    • Người bị dị ứng với Nitrofurantoin;
    • Người mắc suy thận nặng hoặc không có niệu hoặc niệu ít hoặc suy giảm chức năng thận;
    • Người có thiếu enzyme glucose 6 phosphate dehydrogenase;
    • Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin;
    • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi;
    • Phụ nữ mang thai từ tuần thứ 38 - 42 hoặc sau khi sinh con;
    • Thuốc không được sử dụng điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở nam giới.

    2. Liều lượng và cách sử dụng Nitrofurantoin

    Đối với người lớn:

    • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: Nitrofurantoin 100mg mỗi liều, cách nhau 12 hoặc 6 giờ với Nitrofurantoin 50mg.
    • Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu nặng tái phát: Nitrofurantoin 100mg mỗi liều, cách nhau 6 giờ trong 7 ngày.
    • Người sử dụng để phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát: Dùng Nitrofurantoin 50 - 100mg/ lần/ ngày trước khi đi ngủ;

    Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi:

    • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: Dùng Nitrofurantoin 3mg/ kg/ ngày chia làm 4 lần. Dùng để phòng ngừa tái phát: Uống Nitrofurantoin 1mg/ kg trước khi đi ngủ;

    Đối với bệnh nhân mắc suy thận:

    • Nếu thanh thải creatinine > 60 mL/phút, dùng liều như người bình thường;
    • Nếu thanh thải creatinine < 60 mL/phút hoặc có thẩm tách máu hoặc thẩm phân màng bụng, tuyệt đối không nên sử dụng Nitrofurantoin.

    3. Tác dụng phụ khi sử dụng Nitrofurantoin

    Trong quá trình sử dụng thuốc Nitrofurantoin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

    • Cảm giác sốt, đau cơ, miệng khô;
    • Đau đầu, chóng mặt;
    • Tăng bạch cầu đa nhân, bạch cầu ưa axit;
    • Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy);
    • Da có ban đỏ, mẩy đay, ngứa ngáy;
    • Triệu chứng tương tự viêm gan mạn tính hoặc da vàng, ứ mật;
    • Tăng transaminase;
    • X-Quang phổi thấy tăng xơ phổi, nhiễm trùng phổi, dịch màng phổi, khó thở, hắt hơi, hen suyễn;
    • Triệu chứng dây thần kinh ngoại biên.

    Một số tác dụng phụ ít gặp khi dùng Nitrofurantoin bao gồm:

    • Đi đại tiện phân đen, tiểu có máu;
    • Bỏng rát, tê, đau họng;
    • Khó khăn khi di chuyển;
    • Chảy máu hoặc vết bầm tím không bình thường trên cơ thể;
    • Cảm giác mệt mỏi, sức khỏe suy yếu.

    Các tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm:

    • Giảm bạch cầu đa nhân, giảm tiểu cầu, thiếu máu hoặc suy huyết đối với người thiếu enzyme glucose 6 phosphate dehydrogenase, áp lực nội sọ tăng;
    • Viêm tai giữa;
    • Xơ phổi, rụng tóc, rung nhãn cầu, lupus ban đỏ toàn thân.

    4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Nitrofurantoin

    Lưu ý khi sử dụng Nitrofurantoin:

    • Điều trị Nitrofurantoin cần theo dõi chức năng phổi, ngừng sử dụng nếu phát hiện dấu hiệu bất thường;
    • Thận trọng với người có tiền sử bệnh phổi, gan, thần kinh hoặc dị ứng;
    • Người dễ mắc bệnh thần kinh ngoại biên cần theo dõi, ngừng dùng khi phát hiện triệu chứng tiến triển;
    • Ngừng dùng khi phát hiện triệu chứng viêm gan;
    • Theo dõi chức năng thận, ngừng dùng khi thanh thải creatinine < 60 mL/phút;
    • Nếu nghi ngờ thiếu enzyme glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD), ngừng dùng Nitrofurantoin;
    • Cần bổ sung chất điện giải khi gặp tình trạng tiêu chảy và viêm đại tràng giả mạc. Trường hợp nặng cần sử dụng kháng sinh (Metronidazole hoặc Vancomycin);
    • Người cao tuổi cần thận trọng và tư vấn bác sĩ khi sử dụng để tránh tai biến cấp đường hô hấp do nguy cơ ngộ độc cao;

    Lưu ý với phụ nữ mang thai:

    • Nitrofurantoin là lựa chọn phù hợp để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu. Không dùng ở tuần thai cuối.

    Lưu ý với phụ nữ cho con bú:

    • Được sử dụng cho người cho con bú trừ khi trẻ bị thiếu enzyme G6PD.

    Lưu ý khi lái xe hoặc vận hành máy móc:

    • Tác dụng phụ có thể gây buồn ngủ. Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc trong khi sử dụng thuốc.

    Xử lý khi quên hoặc quá liều:

    • Quá liều gây buồn nôn và nôn. Không có thuốc giải độc đặc hiệu, cần tăng cường bài tiết thuốc qua nước tiểu hoặc thẩm tách máu;
    • Đối với quên liều, cần uống càng sớm càng tốt. Không uống gấp đôi liều.

    Nitrofurantoin là thuốc kê đơn, hãy tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng. Bài viết hy vọng cung cấp thông tin hữu ích về công dụng, liều lượng và lưu ý khi sử dụng Nitrofurantoin.

    \nĐể đặt lịch khám, vui lòng nhấn số HOTLINE hoặc đặt lịch TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyMinprice để quản lý lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi.