Thành phố, khách sạn, điểm đến13-14 Sep, 2 Khách, 1 đêm
Tìm kiếm
Ngày đến Fri, Sep 13
1
Ngày vềSat, Sep 14
Số phòng, số khách1 phòng, 2 người lớn, 0 trẻ em

Tác dụng của thuốc Vinsalpium

Bởi: Minprice.com
26/03/20240like

Nội dung bài viết
  • 1. Vinsalpium là loại thuốc gì?
  • 2. Chỉ định của thuốc Vinsalpium
  • 3. Chống chỉ định của thuốc Vinsalpium
  • 4. Liều dùng và cách dùng của thuốc Vinsalpium
  • 5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Vinsalpium
  • 6. Lưu ý khi sử dụng Vinsalpium
  • 7. Tương tác Vinsalpium với các loại thuốc
  • Vinsalpium là loại thuốc được sử dụng để điều trị co thắt phế quản. Khi sử dụng Vinsalpium, cần lưu ý đến các chỉ định và chống chỉ định để đảm bảo hiệu quả và an toàn?

    1. Vinsalpium là loại thuốc gì?

    Thuốc Vinsalpium là dung dịch khí dung chứa Salbutamol và Ipratropium bromid. Salbutamol kích thích thụ thể β-adrenergic, giãn cơ trơn phế quản. Ipratropium bromid ngăn cản sự kích thích guanyl cyclase do acetylcholin giảm co thắt phế quản.

    2. Chỉ định của thuốc Vinsalpium

    Thuốc Vinsalpium được chỉ định điều trị co thắt phế quản liên quan đến bệnh tắc nghẽn đường thở.

    3. Chống chỉ định của thuốc Vinsalpium

    Không sử dụng Vinsalpium trong các trường hợp sau:

    • Bệnh nhân quá mẫn với salbutamol, ipratropium, atropine hoặc các dẫn xuất của atropine hoặc các thành phần trong thuốc.
    • Bệnh nhân mắc loạn nhịp tim, cơ tim tắc nghẽn phì đại.

    4. Liều dùng và cách dùng của thuốc Vinsalpium

    Vinsalpium là dung dịch phun khí dung.

    Liều cắt cơn co thắt phế quản cấp cho trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 1 ống/lần, khi cần: 2 ống.

    Liều duy trì: 1 ống x 3 - 4 lần/ngày.

    5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Vinsalpium

    Khi sử dụng thuốc Vinsalpium, có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như chóng mặt, đau đầu, bứt rứt, run cơ nhẹ và đau ngực.

    6. Lưu ý khi sử dụng Vinsalpium

    Thận trọng khi sử dụng Vinsalpium ở bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát tốt, nhồi máu cơ tim, xơ bàng quang/túi mật, phì đại tuyến tiền liệt hay tắc nghẽn cổ bàng quang, rối loạn tim mạch nặng, cường giáp, u tủy thượng thận, nguy cơ glaucom góc hẹp.

    Thận trọng khi sử dụng Vinsalpium cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Salbutamol gây quái thai trong các thử nghiệm trên chuột. Trong thời gian thuốc lưu hành, một số dị tật bẩm sinh gồm hở hàm ếch hoặc khuyết tật ở trẻ sơ sinh có mẹ dùng salbutamol. Mối quan hệ giữa salbutamol và dị tật thai nhi chưa được xác định. Salbutamol được bài tiết vào sữa mẹ, có thể làm trẻ bú mẹ có tim đập nhanh và tăng glucose huyết.

    Bệnh nhân cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc trong quá trình điều trị. Dùng quá liều Vinsalpium có thể gây ngộ độc, biểu hiện triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó chịu, buồn nôn, bồn chồn, run các đầu chi, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp, co giật, hạ kali huyết. Nhà sản xuất cho rằng ít có khả năng xảy ra quá liều đối với thuốc dùng qua đường hít qua miệng vì hấp thu vào cơ thể rất ít.

    7. Tương tác Vinsalpium với các loại thuốc

    Thuốc Vinsalpium tương tác với các loại thuốc sau:

    • Digoxin: Salbutamol có khả năng làm giảm nồng độ digoxin máu.
    • Thiazid, theophylline, acetazolamid, corticosteroid, thuốc lợi tiểu quai: Tăng nguy cơ giảm kali huyết khi dùng liều cao thuốc kích thích thần kinh giao cảm β2.
    • Các thuốc kháng cholinergic, cannabinoid, kali clorid: Ipratropium hít qua miệng có thể tăng tác dụng của các thuốc này.
    • Các chất ức chế acetylcholinesterase, secretin: Ipratropium hít qua miệng có thể giảm tác dụng của các thuốc này.
    • Pramlintid: Có thể tăng tác dụng của Vinsalpium.

    Trước khi sử dụng Vinsalpium, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

    \nĐể đặt lịch khám tại viện, vui lòng bấm số\nHOTLINE\nhoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.\nTải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyMinprice để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn ngay trên ứng dụng.