Vinaflam thuộc nhóm kháng sinh, kê đơn trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa với thành phần chính là Cefuroxim. Vinaflam được sử dụng để phòng ngừa, điều trị nhiều loại bệnh lý ở các chuyên khoa như hô hấp, tiết niệu, da và mô mềm... Vậy Vinaflam có tác dụng như thế nào?
1. Vinaflam là gì?
Vinaflam 500 có chứa Cefuroxim, hàm lượng 500 mg. Cefuroxim thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 2.
- Thuốc có khả năng diệt khuẩn do cefuroxim ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, gắn vào protein quan trọng, làm vi khuẩn không tổng hợp được vách tế bào. Phổ tác động của thuốc là các loại vi khuẩn như Neisseria, E.coli,... Cefuroxim kháng nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả chủng có beta lactamase.
- Sau khi uống, thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, lưu lượng thuốc gắn với protein huyết tương khoảng 50%. Nửa đời của thuốc trong máu kéo dài khoảng 70 phút, thời gian này tăng ở người suy thận và trẻ sơ sinh. Thuốc phân bố ở nhiều vị trí trong cơ thể như dịch màng phổi, trong đờm, xương, chất hoạt dịch và có thể qua hàng rào máu - não nếu màng não bị viêm. Thuốc không chuyển hóa và được thải qua thận dưới dạng không biến đổi.
2. Chỉ định và chống chỉ định của Vinaflam
2.1. Chỉ định
Các chỉ định khi sử dụng Vinaflam như sau:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm phế quản cấp và giai đoạn cấp của viêm phế quản mạn, viêm họng, viêm amidan,...
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm đài bể thận.
- Nhiễm khuẩn trên da và mô mềm: viêm da, chốc lở, viêm nang lông...
- Nhiễm khuẩn hệ xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn máu.
- Điều trị người bệnh lậu, dự phòng sau phẫu thuật.
2.2. Chống chỉ định
Không sử dụng Vinaflam cho người bị dị ứng với Cefuroxim, cephalosporin hoặc các tá dược khác.
Cần cẩn trọng khi sử dụng Vinaflam ở người suy thận.
3. Liều dùng và cách sử dụng Vinaflam
Cách sử dụng: Vinaflam dùng qua đường uống, người bệnh nên uống cùng nước trong bữa ăn chính để tăng hiệu quả hấp thu.
Liều dùng: Tuân theo đơn thuốc hoặc tham khảo liều dùng sau:
Người lớn:
- Uống 1 viên/ngày, chia làm 2 lần, mỗi lần nửa viên sau bữa ăn sáng và tối.
- Khi sốt thương hàn: Uống 2 viên/ngày, chia làm 2 lần, mỗi lần 1 viên.
- Nhiễm khuẩn đường sinh dục: Uống nửa viên/ngày, chia làm 2 lần, mỗi lần 1/4 viên.
- Điều trị bệnh lậu cầu: Uống một liều duy nhất 2 viên.
Trẻ em:
- Bắt đầu từ 1/4 viên/lần, tăng lên tối đa 1/2 viên/lần.
- Theo chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
4. Tác dụng phụ của Vinaflam
Các tác dụng phụ khi dùng Vinaflam bao gồm:
- Thường gặp: triệu chứng đường tiêu hóa, dấu hiệu trên da như tiêu chảy, nôn, buồn nôn, phát ban, men gan tăng.
- Ít gặp: phản ứng dị ứng sốc, nhiễm nấm Candida, xét nghiệm máu gặp: tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu, viêm đại tràng màng giả.
5. Lưu ý khi sử dụng Vinaflam
Do Cefuroxim có thể tương tác với các loại thuốc khác như:
- Thuốc dạ dày: Ranitidin, natri cacbonat, thuốc kháng acid, thuốc phong bế H2 khi sử dụng cùng giảm hiệu quả hấp thu của thuốc. Uống thuốc cách nhau 2 giờ.
- Thuốc Probenecid làm giảm đào thải thuốc ở thận, tăng nồng độ thuốc trong máu.
- Aminoglycosid tăng nguy cơ nhiễm độc thận.
Cần hướng dẫn sử dụng Vinaflam khi có tương tác thuốc từ bác sĩ.
- Thận trọng khi dùng thuốc để phòng tránh bội nhiễm, do chủng vi khuẩn không nhạy cảm với cefuroxim.
- Kiểm tra chức năng thận ở người suy thận, dùng thuốc cẩn thận trên người suy thận.
- Chú ý đến triệu chứng tiêu chảy khi dùng thuốc, vì có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng giả mạc.
- Hiệu ứng thuốc đối với phụ nữ mang thai, cho con bú chưa được chứng minh đầy đủ. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Điều khiển phương tiện khi sử dụng thuốc vì ít tác động đến hệ thần kinh.
Đây là thông tin về Vinaflam. Thuốc kháng sinh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng. Thuốc hiệu quả trong các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và vừa. Nếu có thắc mắc, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia, dược sĩ, hoặc bác sĩ.